Trang thông tin điện tử

Sở Xây dựng

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vẻ đẹp "xanh" của những tuyến đường qua vùng đồi, núi tỉnh Quảng Ngãi

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đường giao thông đạt tỷ lệ: Quốc lộ 100%; Đường tỉnh 99,1%; Đường huyện 91,3%; Đường đô thị 99,3%; Đường xã 96,5%; Đường chuyên dùng 77,2%; Đường GTNT 72,2%.

Từ nhu cầu thực tế, cũng như định hướng phát triển về nâng cao chất lượng và khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông, nhất là giao thông khu vực miền núi, giao thông nông thôn, với điều kiện có hạn của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tận dụng tối đa nguồn lực huy động từ xã hội, nhiều địa phương, chủ dự án thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng (một bên hoặc cả hai bên) các tuyến đường bằng kết cấu BTXM trên nền đường hiện hữu. Điều này là phù hợp và tiết kiệm kinh phí đầu tư, nhất là đối với các tuyến đường ô tô cấp thấp (cấp V, cấp VI – TCVN 2054:2005) nằm ngoài đô thị, qua miền núi, đường giao thông nông thôn được thực hiện rất hiệu quả từ các Chương trình Mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bề vững, Vùng dân tộc thiểu số và miền núi,…).

Tuyến đường Quốc lộ 24

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, xu hướng phát triển xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong thời gian qua, hệ thống các tuyến đường giao thông huyết mạch của Tỉnh đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, duy tu, sửa chữa đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân. Trong đó, nhiều tuyến đường qua khu vực miền núi, sau khi được sửa chữa, mở rộng với quy mô phù hợp, đảm bảo ổn định nền, mặt đường bằng kết cấu BTXM, đã được thảm tăng cường bằng BTN, nhất là các đoạn tuyến qua khu vực tập trung dân cư sinh sống, đã tạo nên những cung đường vắt qua những ngọn đồi, chóp núi "xanh" rất đẹp, với sự tương phản "hòa quyện" giữa kết cấu thô cứng của đường xá với cảnh vật xanh tươi của rừng, núi hai bên.

Tuyến đường tỉnh ĐT.628

Với giải pháp phù hợp nêu trên, vừa mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, hài hòa về mỹ quan với địa hình, địa vật xung quanh, hợp lý trong khai thác, sử dụng, nhất là mang lại cảm giác êm thuận, thỏa mái trong lưu thông của người tham gia giao thông. Trong những ưu điểm cơ bản ấy, yếu tố "hiệu quả mềm", có thể nhận thấy được, tuy khá rất khó để định lượng đó là giảm tiếng ồn do việc tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường gây ra, giảm mài mòn lốp xe, từ đó giảm phát tán bụi cao su hạt mịn ra môi trường,… nhờ lớp mặt BTN mềm, có tính đàn hồi hơn mặt đường BTXM. 

Tuyến đường tỉnh ĐT.624


Tác giả: Phạm Quốc Quân (Phòng KCHT).

Thống kê truy cập

Đang online: 56
Hôm nay: 4
Hôm qua: 1.341
Năm 2025: 2.563.106
Tất cả: 2.563.118